Bao bì đựng quần áo: Phân loại và hướng dẫn lựa chọn - Guru Design

Bạn là đang có nhu cầu tìm bao bì đựng quần áo phục vụ mục đích bảo quản, vận chuyển cá nhân? Bạn là doanh nghiệp đang tìm mẫu bao bì đựng quần áo vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa đảm bảo chức năng để đưa đến khách hàng sản phẩm tốt nhất. Xem xét các loại bao bì đựng quần áo và chọn bao bì phù hợp theo hướng dẫn.

 

 

Phân loại bao bì đựng quần áo hiện nay

 

 

Guru Design đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế bao bì đựng quần áo. Trong quá trình nghiên cứu thị trường ngành, đối thủ cạnh tranh, Guru đã phân loại được 6 dạng bao bì đang được sử dụng trong ngành công nghiệp may mặc.

 

1. Túi màng nhựa hút chân không

Túi màng nhựa hút chân không quần áo là lựa chọn lý tưởng để bảo quản quần áo lâu dài. Ngăn chặn tình trạng ẩm mốc và sự phá hoại của côn trùng, đồng thời tối ưu hóa không gian lưu trữ.

Với khả năng nén gọn quần áo hiệu quả, túi hút chân không giúp tủ đồ của bạn luôn ngăn nắp và gọn gàng. Đặc biệt hữu ích khi cất giữ các trang phục mùa đông dày cồng kềnh hoặc đóng gói hành lý với số lượng lớn mà vẫn tiết kiệm đáng kể diện tích trong vali.

Bao bì đựng quần áo: Phân loại và hướng dẫn lựa chọn

 

2. Bao bì nhựa Poly

Túi thư poly đựng quần áo được làm từ polyethylene chống ẩm. Đa dạng kích thước, chứa được nhiều loại quần áo khác nhau. Túi poly nhẹ, giúp việc vận chuyển dễ dàng, đồng thời tiết kiệm chi phí vận chuyển. Khả năng chống ẩm nên là lựa chọn tối ưu trong điều kiện thời tiết mưa nhiều. Túi thư poly là một trong những lựa chọn đóng gói giá cả phải chăng.

 

Bao bì đựng quần áo: Phân loại và hướng dẫn lựa chọn

 

3. Hộp carton nắp gập

Hộp carton nắp gập cứng cáp, có khả năng chống va đập, trầy xước. Giúp bảo vệ quần áo khỏi những hư hại trong quá trình vận chuyển. Có thể gia cố thêm bằng các lớp xốp, bong bóng khí để tăng cường khả năng bảo vệ. Hộp carton được làm từ giấy có thể tái chế, góp phần bảo vệ môi trường. Sử dụng hộp carton làm bao bì đựng quần áo nâng cao hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên, chi phí sử dụng hộp carton làm bao bì khá cao.

 

Bao bì đựng quần áo: Phân loại và hướng dẫn lựa chọn

 

4. Túi xách giấy

So với túi poly, túi màng nhựa hút chân không, túi giấy có tính thẩm mỹ hơn, làm tăng giá trị thương hiệu. Khách hàng còn có thể tái sử dụng túi giấy cho nhiều mục đích khác, góp phần bảo vệ môi trường. Túi giấy có đa dạng kích thước, kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm và phong cách thương hiệu. Phù hợp sử dụng làm bao bì quà tặng.

 

Bao bì đựng quần áo: Phân loại và hướng dẫn lựa chọn

 

5. Túi dây rút tùy chỉnh

Túi dây rút tùy chỉnh được sản xuất từ cotton hữu cơ và có thể tái sử dụng. Bảo quản tốt quần áo trong quá trình vận chuyển và truyền cảm hứng về bảo vệ môi trường.

Chỉ cần kéo dây rút để đóng mở, phù hợp cho cả khách hàng sử dụng cá nhân và doanh nghiệp. Túi dây rút thường được tái sử dụng trong các mục đích khác, như lưu trữ đồ cá nhân hoặc đi mua sắm, giúp thương hiệu tiếp tục tiếp cận khách hàng trong thời gian dài.

 

Bao bì đựng quần áo: Phân loại và hướng dẫn lựa chọn

 

6. Bao bì đựng quần áo phân hủy sinh học

Thay vì sử dụng những bao bì đựng quần áo từ nhựa poly truyền thống, bạn có thể sử dụng túi đựng phân hủy sinh học để bảo vệ môi trường. Được làm từ nhựa phân hủy sinh học (PLA) hoặc các chất liệu từ nguồn gốc tự nhiên như bột ngô, mía, hoặc tinh bột sắn.

Những vật liệu này có khả năng phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên mà không gây ô nhiễm. Đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng yêu thích tiêu dùng xanh, giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh.

 

Bao bì đựng quần áo: Phân loại và hướng dẫn lựa chọn

 

Hướng dẫn lựa chọn bao bì đựng quần áo phù hợp

 

Dựa theo đối tượng sử dụng

 

Đối với cá nhân

Cá nhân sử dụng bao bì đựng quần áo để vận chuyển, bảo quản thì ưu tiên sự thuận tiện. Tính thẩm mỹ sẽ không cần quá chú trọng trong trường hợp này. Bao bì đựng quần áo chỉ cần bảo quản quần áo tốt. Túi dây rút, túi màng nhựa hút chân không, bao bì nhựa Poly,… là lựa chọn phổ biến.

 

Cửa hàng bán lẻ

Các cửa hàng bán lẻ chọn bao bì vừa chất lượng vừa tối ưu chi phí, phù hợp với mô hình kinh doanh. Bao bì nhựa Poly là lựa chọn được nhiều cửa hàng bán lẻ sử dụng. Khách hàng mua quần áo ở những cửa hàng bán lẻ tập trung vào chất lượng và chi phí. Thường sẽ không quá để ý về thẩm mỹ của bao bì đựng bên ngoài.

 

Doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Với doanh nghiệp kinh doanh quần áo trên sàn thương mại điện tử, cần chú trọng vào chức năng bao bì. Vật liệu đóng gói cần có độ bền, chống sốc, hạn chế va đập, bảo quản tốt,… Tối ưu kích thước bao bì sao cho vừa vặn, tránh để quần áo bị xô lệch, cọ xát trong quá trình vận chuyển. Sản phẩm đến tay khách hàng không bị hư hỏng, tạo ấn tượng và tăng sự uy tín cho thương hiệu.

 

Doanh nghiệp phát triển đa kênh

Doanh nghiệp phát triển đa kênh có nguồn lực và muốn phát triển đường dài. Vì thế, xây dựng thương hiệu là điều mà doanh nghiệp cần làm cho sự phát triển bền vững.

Trước khi khách hàng chạm vào chất liệu của quần áo, bao bì là thứ họ tương tác đầu tiên. Tạo ấn tượng chung đầu tiên về thương hiệu và sản phẩm. Người tiêu dùng hiện đại không chỉ tìm kiếm chất lượng quần áo mà còn cả sự toàn vẹn trong quá trình sản xuất.

Nhu cầu về thời trang thân thiện với môi trường cũng đang tăng mạnh. Các doanh nghiệp muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu phù hợp với xu thế tiêu dùng mới có thể đi theo hướng này.

 

Dựa theo loại sản phẩm

 

Các loại quần áo có chất liệu khác nhau sẽ đòi hỏi cách đóng gói riêng. Tham khảo một số gợi ý về đóng gói trang phục và phụ kiện khác nhau như:

  • Váy và vest: Với những mặt hàng thường mỏng và dễ nhăn, bao bì cần rộng rãi để quần áo nằm phẳng hoặc được gấp tối thiểu. Sử dụng lớp giấy lót lụa cung cấp thêm một lớp bảo vệ, ngăn ngừa hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

  • Áo phông và quần jean: Kiểu trang phục này bền hơn, không dễ nhăn, có thể gấp gọn gàng. Túi rút có thể sử dụng như bao bì đựng quần áo. Bảo quản trang phục tốt và tái sử dụng cho nhiều mục đích khác.

 

Bao bì đựng quần áo: Phân loại và hướng dẫn lựa chọn

Lựa chọn bao bì đựng quần áo phù hợp không chỉ đơn giản là việc bảo vệ sản phẩm khỏi bụi bẩn và hư hại. Bằng việc cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như chất liệu, kích thước, thiết kế và chi phí, cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp đều có thể tìm được giải pháp bao bì tối ưu, đáp ứng nhu cầu sử dụng và mang lại hiệu quả cao nhất.