Mẫu bao bì gạo: Kiểu dáng và chất liệu trên thị trường - Guru Design

Bao bì gạo cần đảm bảo chất lượng để duy trì chất lượng sản phẩm. Bao bì còn là yếu tố quyết định đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Vì thế, mẫu bao bì gạo cần sử dụng chất liệu và kiểu dáng phù hợp mà còn truyền tải thông điệp. Tham khảo định dạng và chất liệu bao bì hiện nay để đưa ra lựa chọn tối ưu. Giúp gia tăng giá trị sản phẩm và tối đa hóa lợi nhuận.

 

 

Kiểu dáng mẫu bao bì gạo hiện có trên thị trường

 

Trên thị trường hiện nay, các nhà sản xuất cung cấp nhiều định dạng mẫu bao bì gạo. Một số loại phổ biến như: túi đứng, túi hút chân không, túi đáy phẳng, túi vải hông.

Mẫu bao bì gạo: Kiểu dáng và chất liệu trên thị trường

  • Túi đứng: Túi đứng là lựa chọn đóng gói linh hoạt, bảo quản gạo trong thời gian dài khỏi tác động của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Người tiêu dùng có thể tùy tỉnh phần mở bao bì, tăng trải nghiệm sử dụng.

  • Túi hút chân không: Đây là định dạng mẫu bao bì gạo tốt nhất để bảo quản gạo, giảm quá trình oxy hóa. Đồng thời tạo ra nhiều không gian lưu trữ gạo bên trong.

  • Túi đáy phẳng: Loại túi này có khe hở hai bên và tự đứng thẳng, dễ thu hút sự chú ý của khách hàng khi đặt trên kệ. Bao bì chắc chắn và an toàn, bảo vệ gạo tốt khỏi không khí và ánh sáng.

  • Túi vải hông: Bao bì vải gusset bên hông cũng là lựa chọn đóng gói được nhiều cơ sở sản xuất lựa chọn. Bởi cạnh có thể mở rộng, cho phép tăng không gian lưu trữ gạo.

 

Chất liệu mẫu bao bì gạo trên thị trường

 

Vật liệu đóng gói gạo phù hợp cần dựa trên đặc điểm vốn có của gạo. Gạo là thực phẩm hấp thụ độ ẩm từ không khí, dễ bị nấm mốc nếu độ ẩm lớn hơn 70%. Xem xét đặc tính của từng chất liệu để chọn được mẫu bao bì bảo vệ chất lượng của gạo tốt nhất.

 

Bao bì dệt PP

Bao bì dệt PP là lựa chọn phổ biến để đựng gạo. Khả năng chịu lực tốt, không dễ rách hoặc thủng khi vận chuyển và bảo quản. Thích hợp để đựng gạo với trọng lượng lớn, từ 5kg đến 50kg. Bao bì dệt PP nhẹ hơn nhiều so với các loại khác, giúp giảm chi phí vận chuyển. In ấn chất lượng cao với hình ảnh và đủ thông tin sản phẩm, giúp tăng giá trị thương hiệu và thu hút khách hàng.

 

Mẫu bao bì gạo: Kiểu dáng và chất liệu trên thị trường

 

Bao bì màng ghép phức hợp

Bao bì màng ghép phức hợp là lựa chọn ưu việt cho những đơn vị cung cấp gạo xuất khẩu. Bởi ngoài chất lượng gạo phải đạt kiểm định của quốc gia nhập khẩu, bao bì bắt mắt do khả năng bắt màu in ấn sắc nét thúc đẩy yếu tố kinh doanh.

Cấu tạo 3 lớp: PE chống ẩm, vải dệt PP tăng độ chịu trọng tải và lớp màng BOPP ngoài cùng hỗ trợ in ấn. Sử dụng bao bì gạo màng ghép phức hợp chống nước, chống ẩm tốt, hạn chế tình trạng gạo bị mốc.

 

Mẫu bao bì gạo: Kiểu dáng và chất liệu trên thị trường

 

Bao bì giấy

Một số quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản,… còn áp dụng mẫu bao bì gạo bằng giấy. Giấy là chất liệu có thể tái chế và phân hủy sinh học, phù hợp với xu hướng tiêu dùng bền vững trong tương lai. Giấy Kraft cứng, màu nâu tự nhiên, sử dụng cho phân khúc gạo giá rẻ. Giấy Couche trắng, mịn và có độ bóng nhất định được áp dụng ở những loại gạo cao cấp. Còn giấy Duplex có độ bền cao, chịu lực tốt, phù hợp sử dụng đựng gạo trọng tải lớn.

 

Mẫu bao bì gạo: Kiểu dáng và chất liệu trên thị trường

Bao bì vải và đay

Bao bì gạo từ vải và đay có thể phân hủy, thân thiện với môi trường. Đặc tính thoáng khí nhất định giúp hạn chế độ ẩm tích tụ, bảo vệ gạo khỏi mốc, hỏng.

 

Mẫu bao bì gạo: Kiểu dáng và chất liệu trên thị trường

Bao bì màng PE

Bao bì gạo màng PE mềm dẻo, có khả năng chống ẩm tốt. Bảo vệ gạo hiệu quả khỏi các tác nhân bên ngoài, giúp giữ được hương vị và chất lượng gạo. Tạo điều kiện thuận lợi khi vận chuyển. Giá cả phải chăng giúp tối ưu hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, loại bao bì này không được thân thiện với môi trường.

Mẫu bao bì gạo: Kiểu dáng và chất liệu trên thị trường

Vật liệu phân hủy sinh học

Mẫu bao bì gạo làm từ vật liệu phân hủy sinh học tự nhiên như tinh bột ngô, PLA (polylactic acid), cellulose,… Không gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường. Bao bì gạo làm từ tinh bột ngô sử dụng cho khối lượng tinh nhỏ. Cellulose được sử dụng cho bao bì gạo chịu lực và nhiệt độ cao. Chất liệu PLA làm từ bột ngô hoặc mía có độ trong suốt, tái chế được và khả năng chịu lực cao.

Mẫu bao bì gạo: Kiểu dáng và chất liệu trên thị trường

Các lưu ý khi chọn mẫu bao bì đựng gạo

 

Bao bì hạn chế độ ẩm

Gạo rất dễ bị ẩm, nếu không bảo quản tốt có thể bị hư hỏng và nấm mốc. Độ ẩm trong bao bì gạo tốt là khoảng 13%.

 

Mẫu bao bì gạo: Kiểu dáng và chất liệu trên thị trường

 

Bao bì ngăn được tia cực tím

Chất lượng gạo có thể giảm đi theo thời gian nếu tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím. Vì thế, sử dụng bao bì gạo ngăn tia UV sẽ đảm bảo được hương vị và giá trị dinh dưỡng của gạo.

 

Hiệu quả về chi phí

Nếu muốn có một lựa chọn tiết kiệm, doanh nghiệp có thể lựa chọn túi dệt PP. Mẫu bao bì này cân bằng được khả năng chống ẩm, độ bền, độ chịu lực và giá cả. Các chất liệu bao bì có chất lượng cao thì đi kèm chi phí cũng cao hơn.

 

Mẫu bao bì gạo: Kiểu dáng và chất liệu trên thị trường

 

Xem xét mục đích sử dụng

Bao bì bán lẻ, bao bì vận chuyển,… có yêu cầu khác nhau về tính thẩm mỹ và độ bền. Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất có thể tối ưu chi phí khi phân loại mẫu bao bì gạo sử dụng. Ví dụ, bao bì vận chuyển không cần đề cao tính thẩm mỹ, cần độ bền cao để chịu được va đập. Còn đối với bao bì bán lẻ cần có tính thẩm mỹ để thu hút khách hàng thì ưu tiên lựa chọn chất liệu đẹp, in ấn sắc nét.

Mẫu bao bì gạo: Kiểu dáng và chất liệu trên thị trường

 

Việc lựa chọn mẫu bao bì gạo phù hợp vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa nâng cao giá trị thương hiệu. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp đang sản xuất hoặc kinh doanh gạo, chắc chắn bạn đã nhận thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào bao bì.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thiết kế bao bì chuyên nghiệp, sáng tạo và tối ưu hóa chi phí, hãy để Guru Design đồng hành cùng bạn. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và sự thấu hiểu sâu sắc về ngành hàng, chúng tôi cam kết mang đến những thiết kế không chỉ đẹp mắt mà còn hiệu quả trong việc nâng cao giá trị thương hiệu.