Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng - Guru Design

Bạn là chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp đóng gói cho thương hiệu riêng? Bạn là người làm  marketing muốn tìm hiểu về bao bì mỹ phẩm mới để thay thế bao bì cũ không còn phù hợp? Nghiên cứu chất liệu, kiểu dáng bao bì và tham khảo các mẫu bao bì mỹ phẩm đẹp để có ý tưởng thiết kế bao bì ấn tượng.

 

Tầm quan trọng của bao bì mỹ phẩm

 

Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, bao bì mỹ phẩm không chỉ cần làm tốt vai trò của bảo vệ chất lượng sản phẩm. Vòng đời của mỹ phẩm nhanh chóng với sự thay đổi của bao bì đáp ứng xu hướng tiêu dùng. Đòi hỏi bao bì không chỉ thẩm mỹ mà còn phải thuận tiện cho vận chuyển, lưu trữ và sử dụng.

  • Tạo ấn tượng đầu tiên thu hút khách hàng: Bao bì mỹ phẩm đẹp, nổi bật tăng sự hấp dẫn và thu hút sự chú ý của khách hàng chỉ với vài giây lướt qua. Thể hiện sự khác biệt và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

  • Cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng: Trên bao bì mỹ phẩm chứa  thông tin thành phần, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn,… Giúp người dùng sử dụng an toàn và bảo quản mỹ phẩm tốt nhất.

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Bao bì là điểm chạm thị giác đầu tiên của thương hiệu và khách hàng. Bao bì cần thể hiện được màu sắc của thương hiệu, định hình phong cách nhất quán xuyên suốt. Coca-cola với màu sắc đỏ và font chữ đặc trưng luôn tạo gợi nhớ cho khách hàng dù xuất hiện ở bất cứ đâu.

Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụngBao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng

 

Kiểu dáng bao bì mỹ phẩm các thương hiệu nổi tiếng sử dụng

 

Kiểu dáng bao bì đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sức hấp dẫn riêng cho từng thương hiệu. Vậy các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đã sử dụng kiểu dáng bao bì như thế nào để khẳng định vị thế và chinh phục khách hàng?

 

Bộ mỹ phẩm của nhà SU:M đến từ Hàn Quốc

Bao bì mỹ phẩm SU:M được thiết kế với sự chú trọng đến yếu tố thân thiện với môi trường, sang trọng và tinh tế. Các chai, lọ mỹ phẩm thường có hình dáng thuôn dài tượng trưng cho sự mềm mại, tự nhiên và nữ tính. Đường cong thể hiện sự tinh tế, phù hợp với triết lý chăm sóc nhẹ nhàng của SU:M37.

Thủy tinh bóng mờ hoặc trong suốt được sử dụng cho hầu hết các sản phẩm. Thể hiện sự sang trọng và giúp người dùng thấy rõ sản phẩm bên trong. Nắp chai được làm từ kim loại sáng bóng hoặc phủ mạ vàng tạo điểm nhấn thẩm mỹ và sự cao cấp.

Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng

 

Thương hiệu Shiseido đến từ Nhật Bản

Chai mỹ phẩm Shiseido sở hữu những đường cong uốn lượn không đối xứng. Được sử dụng một cách nghệ thuật, tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tạo cảm giác mềm mại và thanh lịch, phù hợp với phân khúc khách hàng nữ cao cấp.

Shiseido ưu tiên các chất liệu như thủy tinh bóng mờ hoặc thủy tinh trong suốt, tạo cảm giác sạch sẽ, thanh lịch. Hoặc nhựa cao cấp với lớp phủ ánh kim hoặc mờ thân thiện với môi trường.

Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng

 

Bao bì mỹ phẩm Whoo Bichup Self Generating Essence SE Hàn Quốc

Chai mỹ phẩm dạng trụ tròn, hơi thon dần về phía đáy, tạo cảm giác vững chãi, sang trọng. Lớp lưới kim loại vàng gold là điểm đặc biệt, tạo nên vẻ ngoài lộng lẫy, cầu kỳ. Lớp lưới kim loại có họa tiết hình thoi, tạo cảm giác như những viên kim cương được đính kết. Các đường viền vàng gold trên và dưới thân chai, tăng thêm sự sang trọng.

Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng

 

Các chất liệu sử dụng làm bao bì mỹ phẩm

 

Chọn chất liệu sử dụng làm bao bì mỹ phẩm quyết định tính thẩm mỹ, chức năng của sản phẩm. Cân nhắc đặc điểm từng chất liệu để lựa chọn được phương án phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tình hình tài chính.

 

Chất liệuƯu điểmNhược điểm
Nhựa
  • Bền, nhẹ giúp việc vận chuyển, lưu trữ dễ dàng, tiết kiệm
  • Dễ uốn nên tạo ra được nhiều kiểu dáng bao bì độc đáo thu hút
  • Không phù hợp với phân khúc thị trường mỹ phẩm cao cấp
  • Nhựa kém chất lượng có thể ảnh hưởng đến thành phần mỹ phẩm
  • Dễ bị trầy xước, méo mó dưới tác động của tác động bên ngoài
Thủy tinh
  • Đặc tính dễ uốn giúp tạo sự đa dạng kiểu dáng bao bì
  • Khả năng tái chế hiệu quả , phù hợp với doanh nghiệp định hướng phát triển vì môi trường
  • Phù hợp với các dòng mỹ phẩm phù hợp phân khúc cao cấp
  • Gây khó khăn trong vận chuyển và lưu trữ vì dễ vỡ
  • Chi phí bảo quản và vận chuyển tăng cao hơn, đặc biệt khi phân phối số lượng lớn
  • Giá thành của bao bì thủy tinh cao hơn các chất liệu khác
Kim loại (Thiếc, nhôm)
  • Kim loại tạo lớp chắn tốt chống lại ánh sáng, không khí, và độ ẩm,…
  • Giá thành sản xuất bao bì kim loại khá cao dẫn đến tăng chi phí đầu vào
  • Bao bì kim loại nặng sẽ tốn kém chi phí vận chuyển
  • Thành phần trong một số loại mỹ phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi bao bì kim loại
Nhựa sinh học
  • Chất liệu có khả năng phân hủy sinh học, giảm tác động đến môi trường
  • Trọng lượng nhẹ, dễ dàng cho vận chuyển, lưu trữ sản phẩm
  • Có thể đáp ứng đa dạng các kiểu dáng bao bì mỹ phẩm như nhựa truyền thống
  • Không bền bằng nhựa truyền thống, dễ bị gãy, nứt, hoặc biến dạng khi chịu áp lực hoặc nhiệt độ cao
  • Khả năng chống ẩm và chống khí không bằng các loại bao bì nhựa truyền thống
  • Giá thành cao hơn nhựa truyền thống dẫn đến chi phí đầu vào cao

 

Nhựa

Nhựa là chất liệu được nhiều doanh nghiệp sử dụng làm bao bì mỹ phẩm. Vì đặc tính nhẹ, độ bền và tối ưu về mặt chi phí, phù hợp với doanh nghiệp có ngân sách hạn chế. Tính nhẹ và bền giúp việc vận chuyển, lưu trữ,… dễ dàng, tiết kiệm hơn. Nhựa dễ uốn cho phép sản xuất bao bì với nhiều hình dáng bắt mắt, thu hút đối tượng mục tiêu.

 

Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng

 

Thủy tinh

Thủy tinh trong suốt có độ trong, độ cứng và chống hóa chất tốt. Đặc biệt là khả năng tái chế hiệu quả, làm giảm thiểu tình trạng rác thải ra ngoài môi trường. Tính trơ về mặt hóa học giúp bảo quản chất lượng mỹ phẩm tốt hơn. Tránh được tình trạng thành phần mỹ phẩm phản ứng với chất liệu làm bao bì. Đặc tính dễ uốn của thủy tinh cho phép đúc được nhiều hình dạng, kích thước bao bì ấn tượng.

Những dòng mỹ phẩm cao cấp sử dụng bao bì thủy tinh làm tăng thêm giá trị thương hiệu. Định vị sản phẩm trong phân khúc thị trường sang trọng.

 

Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng

 

Kim loại

Các kim loại như nhôm hoặc thiếc mang lại cho sản phẩm vẻ đẹp sang trọng. Giúp chúng nổi bật so với các sản phẩm khác. Kim loại có thể phản ứng với một số thành phần như natri gluconat – thành phần trong các sản phẩm làm sạch. Phản ứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp cần lưu ý điều này khi chọn thiếc, nhôm là nguyên liệu sản xuất bao bì.

 

Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng

 

Nhựa sinh học

Nhựa sinh học là bao bì mỹ phẩm hiện đại, thân thiện với môi trường thay thế cho nhựa truyền thống. Được làm từ các nguồn sinh học tái tạo như tinh bột ngô, mía và xenluloza. Phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng đối với các sản phẩm xanh và bền vững.

Sử dụng bao bì nhựa sinh học nâng cao hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng có ý thức về môi trường.

 

Các mẫu bao bì mỹ phẩm đẹp làm mưa làm gió trên thị trường

Nếu chưa có nhiều ý tưởng cho bao bì sản phẩm của doanh nghiệp, hãy tham khảo các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Bao bì mỹ phẩm dạng hũ phù hợp với mỹ phẩm có kết cấu đặc như kem dưỡng, mặt nạ,…

Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng

 

Bao bì dạng chai phù hợp với mỹ phẩm dạng lỏng, nhạy cảm như serum, toner, và lotion,…

Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng

 

Bao bì dạng ống tuýp lý tưởng làm bao bì đựng các loại kem, gel và thuốc mỡ.

Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng

 

Ống nhỏ giọt giúp phân phối chính xác, có kiểm soát các chất lỏng loãng như tinh dầu, toner,…

Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng

 

Túi màng ghép phức hợp dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm phổ biến gồm: mặt nạ, gói ủ tóc, mẫu thử sản phẩm,…

Bao bì mỹ phẩm: Phân loại bao bì và chất liệu sử dụng

 

Xu hướng bao bì mỹ phẩm trong tương lai

 

Phong cách tối giản: Tập trung vào thiết kế đơn giản, tinh tế bằng việc sử dụng các gam màu trung tính như trắng, be, xanh pastel,… Font chữ hiện đại và thanh thoát, giảm thiểu các chi tiết không cần thiết. Phù hợp áp dụng các thương hiệu cao cấp hoặc sản phẩm dành cho người yêu thích sự thanh lịch.

Phong cách thiên nhiên: Sử dụng các họa tiết như lá cây, mây, nước,… kết hợp màu xanh lá cây, xanh biển, nâu đất,… Phù hợp cho các dòng mỹ phẩm hữu cơ, thân thiện với môi trường.

Phong cách hoài cổ: Lấy cảm hứng từ các thiết kế thập niên 60 – 80. Sử dụng màu sắc đậm chất cổ điển như đỏ, cam cháy,.. và họa tiết retro cùng font chữ cổ điển. Phù hợp cho các dòng sản phẩm mang câu chuyện thương hiệu, kết hợp di sản và hiện đại.

Phong cách cao cấp: Sử dụng thủy tinh bóng mờ hoặc kim loại mạ vàng, bạc. Áp dụng kỹ thuật in dập nổi hoặc ép kim, phủ bóng. Thiết kế tinh gọn, toát lên sự đẳng cấp. Được sử dụng phổ biến trong ngành kinh doanh nước hoa, mỹ phẩm cao cấp,…

Phong cách áp dụng công nghệ: Bao bì tích hợp công nghệ như QR Code, AR,… cung cấp thêm nhiều thông tin về sản phẩm cho khách hàng. Tận dụng tốt yếu tố này giúp doanh nghiệp tăng thêm sự gắn kết và thúc đẩy lòng trung thành với khách hàng. Sử dụng màu sắc kim loại như bạc, xanh neon, gradient hiện đại,… ứng dụng cho các sản phẩm.

Để sở hữu bao bì mỹ phẩm ấn tượng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về thẩm mỹ, công năng và truyền thông, doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Guru Design, với đội ngũ thiết kế sáng tạo và am hiểu sâu sắc về thị trường mỹ phẩm, tự tin mang đến cho quý khách hàng những giải pháp bao bì độc đáo, tối ưu và hiệu quả. Liên hệ Guru Design để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp.