6 Lưu ý và cách sử dụng logo hiệu quả trong quản trị thương hiệu - Guru Design

Là một người quản trị thương hiệu hay chủ doanh nghiệp, bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng logo một cách hiệu quả để tận dụng mọi lợi thế của thiết kế và nâng cao giá trị của thương hiệu thông qua cách sử dụng logo đúng cách chưa? 6 lưu ý dưới đây của Guru Design sẽ giúp bạn sử dụng logo hiệu quả hơn.

 

nhung-mau-logo-dep-cho-nguoi-quan-tri-thuong-hieu-tham-khao

 

1. Xác định vị trí đặt logo

 

Logo quá sát với lề

Việc logo bị đặt quá sát lề của thiết kế tạo cho người xem cảm giác không gian bị chật chội, logo bị chèn ép và có cảm giác logo trở thành “nhân vật phụ”. Chưa kể khi mang đi in ấn sẽ có thể bị lẹm xén lề và mất chi tiết. Bạn không nên để logo ở sát lề bất kể lề trên – dưới hay cạnh bên. Nên để cho xung quanh logo có khoảng trống để tạo khoảng “thở” làm thoáng không gian xung quanh logo. Từ đó sẽ làm logo được nổi bật hơn, nhận biết tốt hơn.

 

Logo nằm sát nội dung

Cũng như logo nằm sát lề, khi logo được đặt vị trí nằm quá sát nội dung văn bản hay sát vào các thành phần thiết kế khác sẽ tạo ra cảm giác “tranh chấp” với phần nội dung còn lại. Người xem sẽ không biết nên nhận diện đối tượng nào trước. Mất thời gian phân tâm, làm rối và giảm hiệu quả nhận biết. Do đó bạn nên kiểm tra khoảng trống xung quanh logo đảm bảo không tranh chấp với các thành phần khác nhé.

 

2. Độ lớn của logo trên thiết kế

 

Có thể bạn muốn logo của mình thật nổi bật để gây ấn tượng? Và bạn chọn cách phóng thật to logo ra trên những thiết kế, ấn phẩm… Nhưng bạn nên hiểu rằng, việc phóng lớn logo so với tỉ lệ của tài liệu hay bản thiết kế sẽ làm cho không gian của tài liệu đó bị chật chội. Mặc dù bạn sẽ nói rằng: “cái backdrop đó rộng đến tận 7m cơ mà, cứ phóng to lên càng tốt chứ sao?”

 

luu-y-thiet-ke-logo-san-pham

 

3. Thay đổi hình dạng logo

 

Dù bất cứ lý do gì, trong quản trị thương hiệu, bạn cần đảm bảo không bóp méo tỉ lệ của logo. Làm như vậy không những làm xấu bố cục mà còn có thể mất tính nhận diện chuẩn của logo đó. Luôn tuân thủ đúng tỷ lệ ban đầu của nhà thiết kế.

 

4. Logo trùng với màu nền hoặc trên nền ảnh quá nhiều chi tiết

 

Việc một logo nằm trên nền có nhiều họa tiết quá rối hoặc nhiều màu sắc cũng cần được chú ý. Đối với logo chỉ có 1 màu duy nhất thì việc này sẽ đỡ hơn, còn đối với những logo có từ 2-3 màu sắc trở lên thì khi bị đặt vào 1 nền quá rồi hoặc nhiều màu sắc hay trùng màu với màu của logo sẽ làm cho logo bị chìm, không nổi bật và mất tính nhận diện. Chúng ta có thể khắc phục bằng cách tạo một mảng màu nhỏ (như hình tròn, vuông… chẳng hạn) và đặt logo lên đó.

 

5. In logo lên các chất liệu khác nhau

 

Đối với các hoạt động offline chắc hẳn bạn hay doanh nghiệp của bạn sẽ phải sử dụng logo để in lên các vật phẩm như (quà tặng, mũ nón, đồng phục…). Một số chất liệu đặc biệt sẽ không thể in hình logo có nhiều màu sắc, hình phức tạp như có chứa dải chuyển màu gradient, hay logo dạng 3D.

Khi đó bạn cần phải có những phương án phiên bản dành cho logo đơn sắc hoặc chuyển sang logo 1 màu. Hãy sử dụng những phương án đó để gửi cho nhà in. Nếu chưa có thì bạn có thể yêu cầu thiết kế tối ưu lại logo để đưa ra những phương án phụ.

 

luu-y-thiet-ke-logo-cho-nguoi-quan-tri-thuong-hieu

 

6. Trình chiếu logo trên sân khấu, màn hình led

 

Do đặc thù của màn hình led là mỗi điểm ảnh được tạo lên từ một bóng đèn led, vì lý do công nghệ hoặc chi phí mà các công ty sản xuất sự kiện sẽ đầu tư các loại màn hình khác nhau, độ phân giải cũng khác nhau. Nhưng độ phân giải của nó chưa thể sánh bằng màn hình máy tính, Tv hay điện thoại của bạn.

Vì vậy, màn hình led thường có độ phân giải thấp, khi chúng ta gửi logo cho công ty sự kiện hay tự thiết kế media mục đích để trình chiều trên màn hình led thì nên lưu ý một số điều sau đây:

• Đối với những logo có quá nhiều chi tiết hoặc các chi tiết mảnh và nhỏ thì khi chiếu lên làm led có thể bị mất chi tiết.

• Khi thiết kế xong media có thể bạn phải xin nhà cung cấp dịch vụ độ phân giải của màn led đó và thử giảm độ phân giải của bức ảnh hay video của bạn đúng bằng độ phân giải của màn led và test thử.

• Chú ý ở những mảng cong của logo, hoặc các đường line mảnh. Đặt cho đúng với pixel của màn led, điều chỉnh kích thước để tránh việc hiển thị ở giữa 2 pixel.

• Luôn có xu hướng phóng to logo lên tránh để logo quá nhỏ làm mất chi tiết.

 

Tham khảo Dịch vụ thiết kế logo chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu Hà Nội