11 lưu ý để Thiết Kế Bộ Nhận Diện Thương Hiệu giá trị cao - Guru Design

Bạn là nhà thiết kế? Những thông tin này sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức chuyên môn về ngành. Bạn là chủ doanh nghiệp? Bài viết sẽ giúp bạn có được kiến thức tổng quan để đánh giá hiệu quả khi cần thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

 

thiet-ke-bo-nhan-dien-thuong-hieu-maison

 

Dù bạn là ai, chắc chắn những thông tin dưới đây sẽ vô cùng hữu ích. Giúp bạn có thể nắm bắt toàn bộ những “mắt xích” quan trọng để xây dựng chuỗi nhận diện hình ảnh chuyên nghiệp, mang đến hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bài viết cũng giới thiệu với bạn một số bộ nhận diện thương hiệu mẫu chuẩn chỉnh để bạn tham khảo.

 

Cách xác định thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá trị cao

 

Một bộ nhận diện hoàn chỉnh giúp thương hiệu dễ dàng kết nối với khách hàng mọi lúc, mọi nơi, khiến họ ghi nhớ thương hiệu của bạn một cách nhanh chóng, rõ ràng và sâu sắc.

 

he-thong-nhan-dien-thuong-hieu-phuson

 

Việc thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu không quá khó về mặt kỹ thuật. Nhưng lại yêu cầu nhiều yếu tố kết hợp để tạo nên giá trị tổng thể. Bởi nó chính là “bộ mặt” thương hiệu, là công cụ truyền thông quan trọng trong kinh doanh hiện đại. Góp phần tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và đưa doanh nghiệp của bạn đến gần hơn với khách hàng của mình.

Vì thế, khi thực hiện, cần đảm bảo thiết kế nhận diện thương hiệu sẽ đạt được cùng lúc cả giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng. 

 

Giá trị thẩm mỹ

Các yếu tố thể hiện cần có sự hài hòa, thống nhất giữa nội dung và cách trình bày. Tạo nên ấn tượng cân bằng, đẹp mắt, thu hút sự chú chú ý và yêu thích của người nhìn. 

Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu cũng đồng thời phải toát lên sự chuyên nghiệp và tinh tế, tránh sự cẩu thả, sai sót hay lỗi thời. Sẽ tốt hơn nữa nếu các hình ảnh nhận diện có thể khơi gợi cảm xúc tích cực và tạo ra mối liên kết với khách hàng.

 

Giá trị sử dụng

Chính là hiệu quả ứng dụng khi triển khai trong thực tế. Các hình ảnh, thông điệp và biểu tượng sử dụng cần gợi nhắc đến lĩnh vực hoạt động hoặc truyền đạt được giá trị cốt lõi của thương hiệu. Dễ dàng sử dụng trên các nền tảng in ấn và phương tiện truyền thông.

Ngoài ra, thiết kế nhận diện thương hiệu cũng cần tính toán để tối ưu, tiết kiệm chi phí in ấn, sản xuất mà vẫn phải đảm bảo chất lượng. Có thể linh hoạt cập nhật và điều chỉnh theo hành trình phát triển của thương hiệu.

 

du-an-petcolor-cua-gurudesign

 

10+ Lưu ý thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 

 

Chúng tôi sẽ kèm thêm các ý kiến phân tích đến từ những chuyên gia đầu ngành, để giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao cần phải tuân thủ những lưu ý này. 

 

1. Bắt đầu từ nghiên cứu (Research)

“Nghiên cứu thị trường và hiểu biết sâu sắc về khách hàng là nền tảng để có một thiết kế thương hiệu thành công” – Debbie Millman – nhà thiết kế và chuyên gia chiến lược thương hiệu hàng đầu tại Mỹ.

 

Hãy dành thời gian nghiên cứu thật sâu sắc về mọi khía cạnh về lĩnh vực, thị trường mà bạn đang muốn chiếm lĩnh. Bối cảnh hiện tại ra sao? Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ cần gì, họ nghĩ gì và các đối thủ của bạn – họ đang làm gì? Xu hướng tương lai liệu sẽ thay đổi như nào?

Việc làm một bảng phân tích đầy đủ và chi tiết các nghiên cứu này sẽ giúp đưa ra những phương án, những ý tưởng thiết kế phù hợp, hiệu quả.

 

2. Xác định mục tiêu của bạn (Define goals)

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng – Điều này đúng trong mọi trường hợp. Việc cạnh tranh trên thương trường hiện đại cũng chính là cuộc chiến mà bất cứ thương hiệu nào cũng muốn được chiến thắng. Để làm được điều đó, bạn cần xác định chính xác và rõ ràng về các mục tiêu mà bạn đang hướng tới. 

 

thuong-hieu-thoi-trang-ocean

 

Điều gì mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng của mình? Họ sẽ ghi nhớ về thương hiệu của bạn theo cách nào? Điều gì sẽ khiến bạn nổi trội hơn so với các đối thủ khác?… Hãy tìm kiếm câu trả lời những câu hỏi như vậy trước khi bắt tay vào quá trình thiết kế.

 

3. Thống nhất bản sắc cốt lõi (Core Identity)

Paul Rand, một trong những huyền thoại thiết kế đồ họa nổi tiếng nhất thế kỷ 20, đã từng nói: 

“Thiết kế không chỉ là những gì bạn nhìn thấy và cảm nhận. Mỗi yếu tố cần liên quan mật thiết đến nhau, hòa hợp chung với tổng thể nhằm thể hiện tốt nhất cho một ý tưởng nào đó”.

 

Bộ nhận diện thương hiệu chính là công cụ truyền thông thiết thực nhất cho mọi doanh nghiệp. Vì thế trong thiết kế, cần đảm bảo các yếu tố như logo, slogan và các hình ảnh phụ trợ đều phù hợp với thông điệp tổng thể, phản ánh đúng tính cách và giá trị của thương hiệu.

 

4. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu nhất quán (Consistency)

Marty Neumeier, một chuyên gia nổi tiếng về xây dựng thương hiệu, nhấn mạnh: “Thương hiệu là sự kết hợp của những cảm nhận, niềm tin và kỳ vọng mà khách hàng có về sản phẩm và dịch vụ của bạn”. 

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tính nhất quán trong tất cả các yếu tố khi thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu. Giúp xây dựng nhận thức và củng cố thêm niềm tin của khách hàng về thương hiệu. 

Bạn cũng nên thiết lập một bộ hướng dẫn thương hiệu chi tiết (brand guidelines) để chắc chắn thống nhất trong việc sử dụng logo, màu sắc, kiểu chữ và phong cách hình ảnh.

 

5. Độc quyền là bắt buộc (Uniqueness)

Đảm bảo rằng các yếu tố trong bộ nhận diện của bạn đều không bị trùng lặp hoặc dễ nhầm lẫn với các thương hiệu khác. Đây là điều cơ bản trong thiết kế, giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng cá tính, bản sắc riêng của riêng bạn, tăng cường giá trị thương hiệu.

 

bo-nhan-dien-juixy10

 

Hãy nhớ thực hiện việc kiểm tra về bản quyền và đăng ký bảo hộ thương hiệu – trước khi bắt đầu và sau khi hoàn thành việc thiết kế.

 

6. Khả năng ứng dụng (Versatility)

Bộ nhận diện thương hiệu cần linh hoạt và có thể ứng dụng trên nhiều nền tảng và vật liệu khác nhau, từ in ấn ngoại tuyến đến trang web và các phương tiện truyền thông số trực tuyến. 

“Một bộ nhận diện thương hiệu mạnh cần phải linh hoạt để thích ứng với những thay đổi của thị trường mà vẫn giữ được giá trị cốt lõi của nó” – David Airey – Nhà thiết kế đồ họa và tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về xây dựng thương hiệu cho biết.

7. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu nổi bật (Prominence)

Các dấu ấn nhận diện của bạn cần phải nổi bật và khác biệt so với đối thủ. Đây sẽ là điểm mấu chốt giúp thu hút khách hàng ghi nhớ về thương hiệu của bạn, mang đến lợi thế mạnh mẽ trong quá trình cạnh tranh và phát triển.

Nhưng để làm sao để có được sự khác biệt nổi bật ấy? Hãy tập trung cho quá trình nghiên cứu và sáng tạo, tìm ra yếu tố độc đáo của doanh nghiệp, hoặc những cách tiếp cận mới mà chưa ai từng thử. Tận dụng chúng để xây dựng chiến lược nhằm tạo ra những điểm nhấn khác biệt của riêng bạn.

 

8. Phù hợp đối tượng mục tiêu (Target Audience Alignment)

Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn sắp phỏng vấn cho công việc văn phòng, bạn sẽ không xuất hiện trong trang phục như quần áo thể thao hay váy múa. 

Tương tự như khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Chúng cần được mang những đặc điểm để phù hợp với sở thích, tâm lý và mong đợi của đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này đảm bảo thông điệp của thương hiệu được truyền tải hiệu quả.

 

tam-quan-trong-thiet-ke-bo-nhan-dien-cho-thuong-hieu

 

David Aaker, một chuyên gia hàng đầu về xây dựng thương hiệu, nhấn mạnh rằng: “Thương hiệu phải thể hiện được sự cá nhân hóa và tính địa phương để phù hợp với từng phân khúc khách hàng cụ thể” 

9. Thiết kế nhận diện thương hiêu bền vững (Sustainability)

Thị trường không ngừng vận động, và thương hiệu của bạn cũng cần vận động không ngừng để phát triển. Vì thế, một bộ nhận diện thương hiệu bền vững cần phải có khả năng tồn tại và thích ứng với những thay đổi trong tương lai mà không đánh mất đi bản sắc vốn có, đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả truyền đạt thông điệp. 

Hãy hướng đến một phong cách thiết kế mang tính kinh điển và lâu dài, thay vì chạy theo những trào lưu, xu hướng ngắn hạn.

“Một logo thành công phải đơn giản, có thể dễ dàng nhận diện và có thể tồn tại lâu dài” – Sagi Haviv, nhà thiết kế đồ họa người Mỹ gốc Israel – đối tác của công ty thiết kế Chermayeff & Geismar & Haviv cho hay.

10. Yếu tố cảm xúc (Emotional Connection)

Theo Simon Sinek: “Khách hàng không mua những gì bạn làm, họ mua lý do tại sao bạn làm điều đó”. Ý rằng việc việc triển khai thiết kế nhận diện thương hiệu của bạn cần phải khơi gợi được cảm xúc và tạo sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng. 

Mối liên hệ tình cảm vô hình được tạo ra từ đây sẽ là sợi dây liên kết chặt chẽ, tạo dựng lòng trung thành và sự yêu mến mà khách hàng dành cho thương hiệu của bạn.

 

11. Tính thẩm mỹ (Aesthetic Appeal)

Đương nhiên, dù ý nghĩa của bộ nhận diện quan trọng như thế nào thì cũng không thể bỏ qua yếu tố thẩm mỹ. Việc thiết kế đẹp mắt và hấp dẫn về mặt thị giác sẽ tạo ấn tượng tích cực và chuyên nghiệp cho thương hiệu.

Đặc biệt, sự đơn giản và tinh tế luôn được đề cao thay vì cố nhồi nhét quá nhiều chi tiết, hình ảnh hoặc màu sắc. “Ít hơn nhưng tốt hơn” (Less but better) – nguyên tắc này của nhà thiết kế công nghiệp Dieter Rams luôn đúng trong mọi trường hợp.

 

Tham khảo bộ nhận diện thương hiệu mẫu đẹp ấn tượng

 

Dưới đây là một số bộ nhận diện thương hiệu mẫu được thiết kế chuyên nghiệp, chuẩn chỉnh, vừa đẹp mắt, vừa phản ánh chính xác bản sắc của thương hiệu:

 

bot-san-day-truong-phat-thiet-ke-boi-gurudesign

trang-suc-emma-thiet-ke-boi-gurudesign

 

Nếu đang cần thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chất lượng và chuyên nghiệp, bạn có thể liên hệ với Guru Design. Những chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế tại Guru sẽ mang đến cho bạn các giải pháp sáng tạo phù hợp nhất. Giúp quá trình xây dựng và triển khai nhận diện cho thương hiệu của bạn được tối ưu hiệu quả và nhất quán.